Qua bàn tay khéo léo của đầu bếp Nguyễn Anh Tuấn (hiện đang làm việc tại nhà hàng Maison 1888,àngđầubếpbiếnmónănbìnhdântrôngsangtrọngnhưtrongnhàhàtỷ lệ kèo ảo TP.Đà Nẵng), những món ăn quen thuộc, bình dân như: bánh bột lọc, bánh xèo, cá nướng… trở nên vô cùng sang trọng. Với phương châm “tôn trọng truyền thống trên tinh thần hiện đại” anh Tuấn luôn ưu tiên sử dụng những nguyên liệu dân giã, quen thuộc nhưng áp dụng vào đó cách nấu mới.
“Ví dụ với món bánh bột lọc mình vẫn sử dụng các nguyên liệu và gia vị truyền thống nhưng thay đổi ở cách làm. Mình đặt tôm thịt ở dưới chiếc dĩa và cho phần bột lọc có hoa lá lên trên. Điều này mang lại hiệu ứng thị giác tốt, mới lạ nhưng vẫn đảm bảo được kết cấu vốn có của chiếc bánh bột lọc”, Tuấn nói.
Nếu như trong thời trang những nhà thiết kế sẽ thể hiện ý tưởng của mình trên bản vẽ phác thảo trước khi may đồ thì với nấu ăn anh Tuấn cũng làm điều tương tự. Trước khi sáng tạo ra một món ăn mới từ những nguyên liệu truyền thống, anh Tuấn sẽ tìm nguồn cảm hứng, sau đó phát thảo và ghi lại các bước thực hiện. Trên những phác thảo cơ bản người đầu bếp sẽ hình dung được cách nấu, trang trí của món ăn.
“Mình may mắn được làm việc trong môi trường tôn trọng sự tự do, khác biệt. Bạn hoàn toàn có thể sáng tạo trong việc chế biến, trang trí miễn là món ăn đó đáp ứng được các yếu tố hài hòa về hương vị, đảm bảo dinh dưỡng. Mình đã ghi lại câu chuyện, nguồn gốc, công thức cùng tất cả tình yêu, sự sáng tạo trong những bức vẽ. Điều này không chỉ giúp mình có được hình dung tổng quan về món ăn mà còn mang tính lưu giữ, kỷ niệm trong hành trình theo nghề bếp”, anh Tuấn nói.
Với anh Tuấn việc nấu ăn không chỉ để lấp đầy chiếc bụng đói mà đó còn là môn nghệ thuật. Đầu bếp này luôn biết tận dụng màu sắc của các loại hoa, rau làm cho món ăn trở nên xinh đẹp như một bức tranh. Anh Tuấn cho rằng mỗi món ăn của Việt Nam đều có nét đặc sắc riêng, xứng đáng được nhiều người trên thế giới biết đến.
Xuất thân trong gia đình làm nông ở tỉnh Đắk Nông nên từ năm lớp 9 anh Tuấn đã nghỉ học phụ giúp gia đình. Sau đó làm nhân viên vệ sinh cho một khách sạn tại TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk). Đến năm 25 tuổi anh Tuấn mới bắt đầu đi học nghề bếp và làm việc đến thời điểm hiện tại.
“Mình cảm thấy tiếc vì theo nghề bếp quá trễ. Ở tuổi đôi mươi mình từng hoang mang, không biết bản thân thích điều gì. Những ngày tháng cùng gia đình chăm sóc vườn cà phê hay quá trình làm nhân viên vệ sinh đã giúp mình nhận ra bản thân cần một cái nghề ổn định. May mắn mình đã theo nghề bếp, đây là công việc yêu thích, mỗi ngày đi làm đều là cảm giác hạnh phúc”, Tuấn nói.
Đầu bếp Nguyễn Quốc Sĩ (25 tuổi) cho biết: “Mình chuyển đến nhà hàng vào năm 2019 và bắt đầu ấn tượng với anh Tuấn. Với mình anh ấy có tính cách hòa đồng, không ngại khó. Điều này tạo cho anh Tuấn một phong cách độc đáo, cũng như lối đi riêng trong việc nấu ăn. Mình thường nhìn thấy 3 tiêu chí trên món ăn của anh ấy là khác biệt, hiện đại và tôn trọng bản sắc”.